Lịch Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng nhiều loại lịch khác nhau: dương lịch (lịch tây), âm lịch (lịch ta), âm dương lịch, lịch tiết khí, lịch vạn niên, lịch vạn sự... Ngoài ra còn có các loại lịch khác như lịch tôn giáo (lịch Phật giáo, lịch Công giáo...), lịch tài chính...

Dưới đây cung cấp thông tin cơ bản về Dương lịch và Âm lịch.

Dương lịch

Phần này nói về các quy tắc dương lịch và cách tính thời gian theo dương lịch. Để tra cứu lịch dương, bạn xem trong Lịch âm dương vạn niên.

Năm dương lịch

Một năm dương lịch có 365 hoặc 366 ngày. Năm bình thường (không nhuận) có 365 ngày, năm nhuận có 366 (365 + 1) ngày, ngày thêm vào trong năm nhuận là ngày 29/2. Như vậy, những năm dương lịch mà tháng 2 có 29 ngày (thay vì 28 ngày như bình thường) thì đó là năm nhuận.

Một năm có 52 tuần lẻ 1 ngày nếu là năm thường, lẻ 2 ngày nếu là năm nhuận.

Cách tính năm nhuận dương lịch

Như vậy, nếu tính từ năm 2000 (là năm nhuận), thì cứ cách 4 năm lại có 1 năm nhuận, trừ những năm chia hết cho 100 (có 2 chữ số 00 ở cuối) nhưng không chia hết cho 400.

Các năm nhuận dương lịch trong thế kỷ 21: 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, 2028, 2032, 2036, 2040, 2044, 2048, 2052, 2056, 2060, 2064, 2068, 2072, 2076, 2080, 2084, 2088, 2092, 2096.

Số ngày trong các tháng dương lịch

Số ngày trong các tháng dương lịch luôn cố định, trừ một ngoại lệ: Tháng 2 năm nhuận có thêm một ngày là ngày 29.

Một năm dương lịch có 12 tháng, trong đó:

Tháng 1
31 ngày

Tháng 2
28/29 ngày

Tháng 3
31 ngày

Tháng 4
30 ngày

Tháng 5
31 ngày

Tháng 6
30 ngày

Tháng 7
31 ngày

Tháng 8
31 ngày

Tháng 9
30 ngày

Tháng 10
31 ngày

Tháng 11
30 ngày

Tháng 12
31 ngày

Âm lịch

Phần này nói về các quy ước, tên gọi và cách tính âm lịch. Để tra cứu lịch âm, bạn xem trong Lịch âm dương vạn niên.

Tháng âm lịch

Tháng Giêng là tháng 1 âm lịch. Tháng Chạp là tháng 12 âm lịch.

Lưu ý: Lịch cổ còn gọi tháng 11 là tháng Một, theo thứ tự sau: Một, Chạp, Giêng, Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy, Tám, Chín, Mười. Đó là thời dùng lịch "Kiến Tý", tức lấy tháng Tý (tháng 11 hiện nay) làm tháng đầu tiên của năm.

  1. Tháng Giêng

    Dần

  2. Tháng Hai

    Mão

  3. Tháng Ba

    Thìn

  4. Tháng Tư

    Tỵ

  5. Tháng Năm

    Ngọ

  6. Tháng Sáu

    Mùi

  7. Tháng Bảy

    Thân

  8. Tháng Tám

    Dậu

  9. Tháng Chín

    Tuất

  10. Tháng Mười

    Hợi

  11. Tháng Mười Một

  12. Tháng Chạp

    Sửu

Giờ âm lịch

Một ngày được chia làm 12 giờ âm lịch. Mỗi giờ âm lịch tương ứng với hai giờ dương lịch. Giờ âm lịch bắt đầu từ 23h đêm ngày hôm trước (giờ Tý - từ 23h đến 1h sáng) và kết thúc vào 23h đêm cùng ngày (giờ Hợi - từ 21h đến 23h).

  1. 23h - 1h

  2. Sửu

    1h - 3h

  3. Dần

    3h - 5h

  4. Mão

    5h - 7h

  5. Thìn

    7h - 9h

  6. Tỵ

    9h - 11h

  7. Ngọ

    11h - 13h

  8. Mùi

    13h - 15h

  9. Thân

    15h - 17h

  10. Dậu

    17h - 19h

  11. Tuất

    19h - 21h

  12. Hợi

    21h - 23h

Xem chi tiết

Copy và dán vào ứng dụng bạn muốn chia sẻ: